Viêm nang lông là gì? Bệnh có lây không?
Viêm nang lông hay còn gọi là viêm lỗ chân lông. Đây là tình trạng bệnh lý viêm da xuất hiện khi vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập tại một hoặc nhiều nang lông – nơi các cọng lông hoặc tóc mọc lên khỏi bề mặt da. Ở giai đoạn ban đầu ở vị trí lỗ chân lông sẽ xuất hiện các nốt mụn nhỏ màu đỏ, sau đó sưng đỏ và có mủ trắng ở đầu. Bệnh có thể lan rộng khi các mủ trắng bị vỡ và lây lan ra các bộ phận khác.
Bệnh có thể phát triển ở 2 cấp độ là: Cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính, triệu chứng viêm nang lông thường diễn ra trong thời gian ngắn, nếu không được điều trị tốt, chuyển biến sang thể mãn tính kéo dài sẽ rất khó chữa dứt điểm và có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh mặc dù không nguy hiểm đến tình mạng những gây cảm giác ngứa ngáy, đau rát khó chịu và mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Viêm nang lông có lây không? – Liên quan đến vấn đề này, theo các bác sĩ chuyên khoa thì bệnh viêm nang lông là bệnh có lây từ người sang người. Bệnh có thể lây khi có tiếp xúc về da, sử dụng chung dao cạo râu, tắm cùng nhau và một số người có sức đề kháng kém. Không chỉ lây từ người này sang người khác mà còn rất dễ lây lan tại các bộ phận của cơ thể, đặc biệt khi các mụn mủ bị vỡ, dịch mủ lan ra.
Nguyên nhân gây viêm nang lông thường gặp
Tác nhân chính dẫn đến tình trạng lỗ chân lông bị viêm nhiễm là do vi khuẩn Staphylococcus aureus hay còn gọi là tụ cầu khuẩn. Ngoài ra còn một số tác nhân khác dẫn đến tính trạng bệnh là do virut, nấm, vi khuẩn gram âm, Pseudomonas, Proteus, ký sinh vật demodex… Khi cơ thể bị nhiễm các tác nhân này, trong điều kiện phù hợp sẽ phát triển và gây bệnh.
Trong một số trường hợp khác, viêm nang lông có thể xuất hiện do:
Tuyến dầu bị rối loạn khiến lỗ chân lông bị bịt kín và tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, virut, vi trùng cư trú tại lỗ chân lông phát triển, gây viêm nhiễm.
Việc cạo, nhổ và tẩy lông không đúng cách, không vệ sinh cũng là nguyên nhân gây viêm nang lông
Thường xuyên mặc quần áo bó sát, cọ sát với da quá nhiều hoặc mặc quần áo giữ nhiệt, đeo gang tay, đi ủng hoặc các quần áo khó thoát mồ hôi cũng khiến lỗ chân lông bị bí và có thể dẫn đến tình trạng bệnh.
Thường xuyên ngâm mình trong bồn nước nóng thời gian quá dài cũng làm tăng nguy cơ bị viêm lỗ chân lông
Việc thường xuyên sử dụng các loại thuốc điều trị, thuộc kháng sinh trong thời gian dài cũng khiến các vi khuẩn kỵ khí phát triển và gây bệnh.
Ngoài ra, các trường hợp hệ miến dịch yếu, ra nhiều mồ hôi, thường xuyên làm việc, sinh hoạt trong môi trường có độ ẩm cao cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm nang lông. Do đó, người bệnh cần đặc biệt chú ý các vấn đề trong sinh hoạt, môi trường sống để ngăn ngừa bệnh hiệu quả và an toàn.
Dấu hiệu viêm nang lông điển hình
Triệu chứng viêm nang lông khá giống với các tình trạng bệnh lý viêm da khác, các dấu hiệu này xuất hiện trên da không có sự báo trước chính vì vậy, nếu không thực sự để ý đến da và quan sát tốt sẽ khó phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Việc phát hiện bệnh muộn sẽ gây khó khăn trong điều trị và có thể dẫn được những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Một số triệu chứng viêm lỗ chân lông điển hình người bệnh có thể quan sát và phát hiện sớm có thể kể đến như:
Mụn mủ: Tại các vị trí lỗ chân lông thường xuất hiện mụn màu đỏ hoặc mụn nhọt đầu trắng có chứa mủ bên trong. Các nốt nhọt này có thể có màu trắng hoặc màu vàng tùy thuộc vào từng tình trạng và mức độ của bệnh.
Dịch mủ vỡ : Các mụn nước sẽ vỡ thì mủ tích tụ đầy. Chính dịch mủ này là yếu tố khiến viêm nang lông có thể lây từ người này sang người khác và vị trí viêm nhiễm lan sang các bộ phận khác nhau.
Ngứa ngáy : Đây là triệu chứng điển hình của viêm nang lông. Người bệnh có cảm giác ngứa rát khó chịu ở vùng da bị viêm nhiễm. Các vùng da này rất mềm, đau và dễ bị tổn thương, loét khi gãi hoặc xoa.
Sưng tấy : Có một số trường hợp ở vị trí da bị tổn thương có dấu hiệu sưng tấy hoặc sưng dạng khối đỏ.
Các triệu chứng viêm nang lông thường xuất hiện tại vùng nang lông ở cổ, tóc, mi mắt, chân, tay,… Bệnh có thể gặp ở tất cả các đối tượng người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt, trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao, bởi da của bé rất mỏng và nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
Các tình trạng viêm lỗ chân lông thường gặp
Viêm lỗ chân lông được chia thành nhiều dạng tùy thuộc vào vị trí mắc bệnh như: Viêm nang lông chân , viêm nang lông mặt, viêm nang lông tóc, viêm nang lông mi, viêm nang lông lưng … Với các cấp độ khác nhau là cấp tính và mãn tính. Tuy nhiên, nếu xét về đặc điểm bệnh lý và tính chất, thì bệnh này được chia làm 2 dạng là viêm nang lông bề mặt hay còn gọi là viêm nang lông nông và viêm nang lông sau. Đặc điểm của 2 dạng bệnh này là:
Viêm nang lông bề mặt (viêm nang lông nông)
Là tình trạng bệnh phổ biến, thường gặp nhất có liên quan đến phần trên của nang lông. Viêm nang lông bề mặt được chia thành 6 dạng chính dựa theo nguyên nhân gây bệnh là:
Viêm nang lông do vi khuẩn : Biểu hiện của bệnh là trên da xuất hiện các nốt sưng, ngứa, có mủ trắng. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn tụ cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở và gây viêm nhiễm.
Viêm nang lông bồn tắm : Dấu hiệu của bệnh là trên da xuất hiện các nốt mẩn đỏ tròn và gây ngứa. Tác nhân chính là do vi khuẩn pseudomonas sinh sống tại bồn nước nóng và bể nước nóng có độ clo và PH không được điều chỉnh tốt.
Viêm nang lông do dao cạo : Biểu hiện của bệnh là tình trạng sẹo thâm và lồi trên da nhìn rất mất thẩm mỹ, vùng da bị viêm sần sùi, cứng và có màu sậm. Nguyên nhân gây bệnh là do, thường xuyên dùng dao cạo lông và không vệ sinh sạch sẽ dẫn đến viêm nang lông ở cổ và mặt.
Viêm nang lông do Pityrosporum : Biểu hiện của bệnh là trên da xuất hiện các nốt đỏ, có mủ và gây ngứa. Tình trạng này thường xảy ra ở vùng da cổ, vai, cánh tay và mặt. Đây là bệnh lý mãn tính có nguyên nhân do nhiễm nấm men.
Viêm nang lông sâu Là một trong những tình trạng bệnh nghiêm trọng, mức độ viêm nhiễm nặng, có thể ảnh hưởng đến toàn bộ vùng nang lông. Viêm nang lông sâu có 4 dạng chính là: Sycosis barbae: Tình trạng bệnh thường xuất hiện ở nam giới hay cạo râu.
Viêm nang lông gram âm : Bệnh lý xuất hiện ở những người thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh điều trị mụn trứng cá trong thời gian dài.
Viêm lỗ chân lông dạng nhọt : Biểu hiện của bệnh là trên da xuất hiện các nốt nhọt hoặc cục màu hồng có chứa mủ, gây ngứa và đau rát trên da. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn tụ cầu.
Viêm nang lông bạch cầu ái toan: Dấu hiệu của bệnh là tình trạng ngứa dữ dội, mụn nhọt ở vùng mặt và trên cơ thể. Bệnh thường gặp ở người bị nhiễm HIV/AIDS, nguyên nhân gây bệnh đến nay chưa được làm rõ.
Viêm nang lông có nguy hiểm không? Cảnh giác biến chứng nguy hiểm
Bệnh viêm lỗ chân lông gây ra các tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và gây mất thẩm mỹ cho da, điều này ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị tốt, đúng cách sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt là với những trường hợp bị viêm nhiễm nặng, bệnh lây lan nhanh chóng và xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, mụn nhọt chứa mủ.
Một số biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng bệnh viêm lỗ chân lông mà người bệnh có thể gặp phải khi không phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, có thể kể đến như:
Tình trạng viêm nhiễm mãn tính, tái phát liên tục, dẫn đến nhiễm trùng
Viêm nang lông từ một vị trí lây lan ra toàn thân, khó điều trị dứt điểm
Viêm nang lông bị viêm nhiễm tạo thành các tổn thương vĩnh viễn trên da, để lại sẹo hoặc đốm đen rất khó điều trị dứt điểm.
Viêm nang lông tóc có thể gây rụng tóc vĩnh viễn và phá hủy nang lông ở vùng da đầu.
Để sớm điều trị dứt điểm và ngăn ngừa các biến chứng viêm nang lông, ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường của bệnh cần khám và điều trị ngay theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh viêm nang lông có tự khỏi không? Điều trị như thế nào?
Viêm nang lông có tự khỏi không? – Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là bệnh lý da liễu phổ biến, ở tình trạng nhẹ, giai đoạn cấp tính bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, ở trường hợp nặng, viêm nhiễm mãn tính sẽ khó khỏi hơn. Nguy hiểm hơn, trong một số trường hợp không được điều trị tốt, bệnh có thể diễn tiến thành mãn tính, nhiễm trùng sâu gây viêm mô tế bào và có thể để lại sẹo. Điều này cũng khiến bệnh khó điều trị dứt điểm hơn.
Do đó, trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng viêm lỗ chân lông bất thường người bệnh cần chủ động đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Có nhiều phương pháp điều trị viêm nang lông , hiệu quả chữa bệnh sẽ phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm nhiễm. Theo đó, người bệnh có thể tự chăm sóc da tại nhà, sử dụng một số loại thuốc kháng sinh tùy theo mức độ bệnh hoặc áp dụng tia laser để điều trị.