Rụng tóc ở trẻ sơ sinh là do sinh lý hay biểu hiện bệnh lý? Đây là thắc mắc chung của khá nhiều người, đặc biệt là những phụ nữ lần đầu làm mẹ.
Vậy cụ thể nguyên nhân do đâu sinh ra tình trạng này, có nguy hiểm đến em bé hay không? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây của Phòng khám Mercy để có được câu trả lời chính xác nhất. Tham khảo ngay!
Quá trình phát triển tóc ở trẻ sơ sinh
Các giai đoạn phát triển tóc từ khi sinh ra đến tháng đầu tiên
Để có được câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Rụng tóc ở trẻ sơ sinh” có nguy hiểm hay không, trước tiên bạn cần nắm được quá trình phát triển tóc đối với trẻ ở trạng thái bình thường.
Có thể bạn chưa biết, tóc của em bé được hình thành từ khá sớm. Nang tóc đã xuất hiện ngay từ tuần 22 của thai kỳ với con số cực lớn, lên đến hơn 1 triệu nang tóc.
Lúc này, tóc sẽ phát tiển với tốc độ khoảng 0,3 – 0,4mm trong một ngày, tuy nhiên khi mới bắt đầu hình thành tóc thường không có sắc tố và khá mịn.
Kiểu tóc này sẽ chỉ tồn tại cho đến khi thai nhi được 8 tháng, chúng sẽ rụng hết và thay thế cho màu tóc di truyền. Mỗi em bé sau khi chào đời sẽ có lượng tóc dao động từ 0,3 đến 0,4cm. Lượng tóc này có vai trò giữ ấm, bảo vệ toàn bộ vùng thóp chưa được hoàn thiện. Trong tháng đầu tiên, lượng tóc về cơ bản vẫn sẽ được giữ nguyên, chưa có nhiều thay đổi.

Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến việc phát triển tóc ở trẻ sơ sinh
Yếu tố di truyền liệu có ảnh hưởng đến sự phát triển về tóc của trẻ sơ sinh hay không? Câu trả lời là hoàn toàn không.
Trên thực tế, yếu tố di truyền chỉ ảnh hưởng tới các vấn đề như màu tóc(đen, nâu), chất tóc(tóc thường, tóc dầu, tóc khô hay tóc hỗn hợp,…)
Ngoài ra, gen di truyền cũng là yếu tố quyết định lên độ dày, mỏng của tóc. Đó là lý do vì sau mà khi vừa sinh ra có bé tóc cực đen và dày, nhưng có bé lại có mái tóc cực mỏng.
Các thay đổi về cấu trúc và màu sắc tóc trong quá trình phát triển
Nếu như ở các loại động vật có vú thông thường khác, lông sẽ được thay theo chu kỳ. Nhưng đối với con người thì hoàn toàn khác, sự phát triển cũng như rụng tóc là hoàn toàn ngẫu nhiên, không có nguyên tắc nhất định.
Về cơ bản, tóc trên da đầu của mỗi người sẽ dài ra khoảng 0,3 đến 0,4mm. Tính ra khoảng 18cm trong vòng 1 năm. Và quá trình phát triển, tăng trưởng cho đến khi rụng tóc hoàn toàn sẽ tuân theo 3 giai đoạn như sau:
Thay đổi về cấu trúc tóc theo thời gian
Giai đoạn Anagen
Anagen là giai đoạn trong quá trình hoạt động, phát triển của tóc. Lúc này, các tế bào trong tóc sẽ diễn ra quá trình phân chia vô cùng nhanh chóng.
Khi sợi tóc mới bắt đầu được hình thành, sợi tóc sẽ bắt đầu lộ dần và nhú lên trên da đầu. Và điều đặc biệt có thể bạn chưa biết, đó là phần tóc đã được nhú ra ngoài đã ngừng phát triển hoàn toàn.
Ở giai đoạn Anagen, tóc sẽ được mọc với độ dài 1cm sau mỗi tháng. Đây gọi là giai đoạn tăng trưởng tích cực, diễn ra trong khoảng thời gian 6 năm.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tích cực ở mỗi người là hoàn toàn không giống nhau. Có người sẽ không đạt độ dài tăng trưởng tiêu chuẩn vì giai đoạn tăng trưởng diễn ra quá ngắn. Ngược lại, có những người giai đoạn này dài hơn, tốc độ tăng trưởng cũng sẽ nhanh hơn.
Giai đoạn Catagen
Ở giai đoạn này sẽ diễn ra trong thời gian khoảng 3 tuần, sự tăng trưởng tóc bắt đầu dừng lại. Lớp vỏ bên ngoài có dấu hiệu co lại, bám vào chân tóc nhiều hơn. Sự hình thành này được gọi với cái tên chuyên ngành là bầu nhú tóc.
Giai đoạn Telogen
Telogen là giai đoạn nghỉ ngơi của tóc, lúc này số tóc sẽ giảm từ 6% – 8%. Thời gian diễn ra giai đoạn này kéo dài trong thời gian khoảng 3 tháng.
Đây là giai đoạn nang tóc được nghỉ ngơi, bầu tóc đã được nhú ra hoàn toàn. Mỗi ngày sẽ rụng từ 25 – 100 sợi tóc, gọi là rụng tóc sinh lý, không gây hại và không phải là biểu hiện bệnh.

Thay đổi về màu sắc của tóc trong quá trình phát triển
Melanin là yếu tố quan trọng giúp quyết định màu tóc. Hiện nay, trên thế giới có các màu tóc cơ bản đó là màu đen, nâu, vàng, đỏ. Tuy nhiên, tỷ lệ % nhiều nhất vẫn là màu tóc đen hoặc nâu.
Về màu tóc của trẻ sơ sinh, ngay từ khi ra đời các bé đã thể hiện ngay màu tóc thật của mình. Tuy nhiên sẽ hơi nhạt, càng lớn màu tóc sẽ càng trở nên đậm hơn.
Ảnh hưởng khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc đến cha mẹ
Rụng tóc trẻ sơ sinh có những ảnh hưởng tiêu cực đến với các bậc cha mẹ. Cụ thể như:
Lo lắng và căng thẳng của cha mẹ khi trẻ sơ sinh rụng tóc
Làm cha, làm mẹ ai ai cũng sẽ mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với con của mình. Tuy nhiên khi không may các bé mắc chứng rụng tóc, cha mẹ nào cũng sẽ gặp phải không ít những cảm xúc lo lắng.
Đối với những người mẹ có kinh nghiệm còn đỡ. Nhưng đối với những người mới lần đầu làm mẹ, chắc hẳn trong đầu sẽ xuất hiện hàng loạt những suy nghĩ tiêu cực. Như: đây là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm hay không, có chữa được không,…
Sự ảnh hưởng của rụng tóc đến lòng tự tin và cảm xúc của cha mẹ
Khi con mình mắc phải chứng rụng tóc máu ở trẻ sơ sinh, nhìn phần tóc nham nhở ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình của các bé. Vì vậy, một số cha mẹ thường có cảm xúc hơi tự ti một chút.
Nếu bạn cũng đang như vậy thì hãy gạt bỏ ngay suy nghĩ đó nhé. Vì có một thiên thần bé bỏng, đáng yêu, khỏe mạnh đã là điều vô cùng tuyệt vời rồi. Còn tóc thì hoàn toàn có thể mọc lại mà? Đúng không nào?

Cách chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh
Cách chăm sóc tóc cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình rụng tóc ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, hãy thực hiện chăm sóc cho các bé đúng qua các cách sau đây.
Phương pháp giảm rụng tóc nhẹ nhàng
Tóc của trẻ thưởng mỏng, yếu và rất dễ bị rụng. Vì vậy trong việc chăm sóc trẻ, bạn nên thao tác gội đầu một cách nhẹ nhàng. Nếu thời tiết không quá lạnh, hãy bỏ mũ để đầu con được thông thoáng, giảm thiểu hiện tượng rụng tóc vành khăn.
Chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh để tăng cường sức khỏe tóc
Ngoài ra, tóc cũng cần có đầy đủ dinh dưỡng để trở nên chắc khỏe hơn. Trong khi đó lúc này các bé chủ yếu ăn sữa mẹ. Vì vậy, các mẹ hãy bổ sung thật nhiều dinh dưỡng, đầy đủ các nhóm vitamin, sắt, canxi,… để con có một mái tóc khỏe mạnh hơn.
Bên cạnh đó, ở lứa tuổi trẻ sơ sinh, bạn hoàn toàn có thể bổ sung dưỡng chất bằng cách sử dụng các loại vitamin dạng nhỏ. Nhỏ trực tiếp để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho các bé.
Nguyên nhân rụng tóc ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ sơ sinh là thắc mắc chung của nhiều bậc cha mẹ. Cùng tìm hiểu các yếu tố cơ bản ngay sau đây!
Rụng tóc không phải do bệnh lý
Rụng tóc máu ở trẻ sơ sinh đa số là do yếu tố sinh lý hoặc các yếu tố khách quan khác. Cụ thể như:
- Quá trình tự nhiên của chu kỳ tạo tóc và rụng tóc, người ta gọi là chứng rụng tóc vành khăn.
- Rụng tóc do da đầu bị chà sát quá nhiều.
- Rụng tóc do hóa chất như việc lựa chọn loại dầu gội hoàn toàn không phù hợp.
- Có thể là biểu hiện của hội chứng nghiện giật tóc ở trẻ.
Rụng tóc do bệnh lý
Một số trường hợp hy hữu rụng tóc ở trẻ sơ sinh có thể do yếu tố bệnh lý với một số căn bệnh như:
- Mắc chứng nấm da đầu
- Rụng tóc do mắc phải căn bệnh Alopecia
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc
- Do thiếu chất
- Biểu hiện của các căn bệnh liên quan đến nội tiết

Các biện pháp phòng ngừa rụng tóc ở trẻ sơ sinh
Để phòng ngừa chứng rụng tóc trẻ sơ sinh, ngay từ khi các bé mới chào đời. Cha mẹ nên thực hiện đúng theo các biện pháp như sau:
Chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho phát triển tóc của trẻ sơ sinh
Đảm bảo trẻ có một chế độ dinh dưỡng cân bằng. Bổ sung cho trẻ qua các loại vitamin dạng nhỏ, các loại sữa công thức, hoặc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho các bà mẹ từ khi mang bầu.
Các phương pháp chăm sóc tóc phù hợp với trẻ sơ sinh
- Sử dụng các sản phẩm tắm, gội, nước giặt dịu nhẹ, phù hợp với trẻ sơ sinh.
- Thực hiện thao tác gội đầu cho bé một cách nhẹ nhàng, không kéo giật tóc, không chà quá mạnh.
Điều kiện môi trường lành mạnh cho phát triển tóc
Môi trường cũng là yếu tố ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự rụng tóc ở trẻ sơ sinh. Việc cần làm của bạn đó là tạo ra một môi trường thực sự lành mạnh để tóc có thể được phát triển một cách khỏe mạnh nhất. Cụ thể:
- Da đầu và tóc cần đảm bảo luôn sạch sẽ, khô thoáng. Tránh tuyệt đối việc đội mũ kín trong thời tiết nóng nực hay khi vừa gội đầu xong.
- Không để trẻ kích động, tức giận vì yếu tố tâm lý cũng sẽ khiến tóc bị rụng nhiều hơn.
- Không để trẻ nằm nguyên một tư thế, thay đổi tư thế thường xuyên để giảm thiểu việc tóc tiếp xúc quá lâu với gối gây ra hiện tượng rụng tóc.

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về chứng rụng tóc ở trẻ sơ sinh. Nếu không may bé nhà bạn cũng gặp phải tình trạng này, hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để có cách xử lý đúng. Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ với Phòng khám Mercy để các chuyên gia hỗ trợ tư vấn kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn!