Rụng tóc khi mang thai là “nỗi ám ảnh” đối với các mẹ bầu, khiến họ rơi vào tình trạng hoang mang, lo lắng. Liệu đây có phải dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh lý nguy hiểm nào đó, hay chỉ đơn giản là biểu hiện sinh lý bình thường?
Để trả lời được câu hỏi này, ngay sau đây mời bạn tham khảo bài viết của Phòng khám Mercy. Để tìm ra nguyên nhân cũng như cách khắc phục của chứng rụng tóc nhiều khi mang thai.
Rụng tóc khi mang thai: Nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng
Rụng tóc khi mang thai có thể xuất phát từ những nguyên nhân gì? Tìm hiểu ngay để có cách phòng tránh cũng như hướng điều trị kịp thời.
Sự thay đổi hormon trong thai kỳ và tác động lên tóc
Thiên chức làm mẹ khiến cho tất cả chị em phụ nữ đều vui mừng, hạnh phúc biết nhường nào. Nhưng bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận những khó khăn, vất vả khi cơ thể bắt đầu có những sự thay đổi không mấy tích cực.
Đầu tiên, chắc chắn người phụ nữ nào cũng phải trải qua sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Gây ra tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, và triệu chứng “nôn nghén” ở một số người.
Và đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng rụng tóc khi mang thai. Với cái tên khoa học – Telogen Effluvium (TE).
Những yếu tố nội tại gây rụng tóc khi mang thai
Ngoài việc rụng tóc do thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Chứng bệnh này còn xuất phát từ các nguyên nhân nội tại như:
- Mẹ bầu thiếu sắt: Sắt là một chất quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là phụ nữ có thai. Vì vậy, đây cũng là lý do vì sao các mẹ bầu thường bổ sung thêm sắt trong giai đoạn này. Trong trường hợp lượng sắt vẫn chưa đủ, khiến quá trình cung cấp hồng cầu đến tế bào, các mô trong cơ thể trở nên suy giảm. Gây ra tình trạng rụng tóc khi mang thai ở mẹ bầu.
- Bệnh tuyến giáp: Rụng tóc khi mang thai cũng có thể là biểu hiện của các căn bệnh như suy giáp, cường giáp. Số lượng tóc rụng sẽ ngày một nhiều hơn so với bình thường. Căn bệnh này sẽ đi kèm thêm một số biểu hiện như các cơn chuột rút, táo bón,…
- Thiếu chất dinh dưỡng: Khi mang thai, cơ thể của mẹ sẽ cần phải có đủ chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi trong bụng. Vì vậy nếu như mẹ bầu không thực sự có chế độ dinh dưỡng cân bằng, sẽ rất dễ gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, là nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc nhiều khi mang thai.
- Do các yếu tố về di truyền: Ngoài những nguyên nhân nội tại nêu trên, rụng tóc nhiều khi mang thai cũng rất có thể là do gen di truyền.
Các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến rụng tóc khi mang thai
Rụng tóc khi mang thai có thể xuất phát từ nhiều tác nhân bên ngoài khác nhau. Một số tác nhân điển hình như:
- Chấn thương da đầu: Nếu mẹ bầu có các tác động như búi tóc, buộc tóc quá chặt,… dẫn đến việc chấn thương da đầu như xầy xước, sưng đỏ,… Vậy thì đây hoàn toàn có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc nhiều khi mang thai.
- Sử dụng dầu gội không phù hợp: Hiện nay có rất nhiều các sản phẩm chăm sóc tóc khác nhau. Tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng thực sự đem lại hiệu quả, thậm chí còn có rất nhiều sản phẩm chứa thành phần độc hại. Trong khi đó, lúc mang thai cơ thể phụ nữ thường có xu hướng nhạy cảm hơn. Nếu sử dụng các sản phẩm dầu gội không phù hợp, việc rụng tóc hoàn toàn có thể xảy ra.
- Đi ngủ khi tóc còn ẩm: Khi mang thai, cơ thể phụ nữ thường mệt mỏi, lúc nào cũng trong tình trạng buồn ngủ. Vì vậy, có nhiều chị em hình thành thói quen đi ngủ ngay sau khi gội đầu trong tình trạng tóc chưa thực sự khô. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho tóc rụng nhiều hơn so với bình thường.

Dấu hiệu và triệu chứng rụng tóc khi mang thai
Rụng tóc có phải dấu hiệu mang thai hay không? Và những biểu hiện của chứng rụng tóc khi mang thai là gì? Tìm hiểu ngay!
Xem thêm: Rụng tóc hói đầu ở nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nhận biết rụng tóc khi mang thai
Trên thực tế, rụng tóc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân hoàn toàn khác nhau. Nhưng nếu là dấu hiệu của mang thai, nó sẽ kèm theo một số biểu hiện như:
- Rụng tóc nhiều hơn bình thường, cụ thể là trên 100 sợi 1 ngày.
- Cơ thể trở nên uể oải, mệt mỏi, có xu hướng buồn nôn khi ngửi mùi lạ.
- Tuy tóc rụng, nhưng hệ lông trên cơ thể lại rụng nhiều hơn.
- Da đầu trở nên nhiều dầu, tóc có xu hướng nhanh bết hơn.
Sự khác biệt giữa rụng tóc bình thường và rụng tóc do mang thai
Rụng tóc bình thường sẽ chỉ rụng với số lượng dưới 100 sợi 1 ngày. Không gây ra tình trạng hói đầu, tóc hoàn toàn có thể mọc trở lại trong thời gian ngắn. Hoàn toàn không xảy ra các hiện tượng khác trên cơ thể như mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống.
Còn rụng tóc khi mang thai sẽ rụng với số lượng nhiều hơn. Đi kèm với một số biểu hiện được nêu ở mục trên.

Cách giảm rụng tóc khi mang thai
Xem thêm: 10 Bí Quyết Trị Rụng Tóc Của Các Bác Sĩ Hàng Đầu Việt Nam
Phụ nữ mang thai thường nhạy cảm hơn với mọi thứ diễn ra xung quanh họ. Trong khi đó, hiện tượng rụng tóc lại ảnh hưởng lớn đến ngoại hình.
Nếu không có cách khắc phục kịp thời, các mẹ bầu khi mắc chứng rụng tóc quá nhiều rất dễ rơi vào tự ti, trầm cảm và stress kéo dài. Kéo theo những hệ lụy tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Vì vậy, giải quyết triệt để chứng rụng tóc khi mang thai là điều nên làm. Tham khảo ngay cách giảm rụng tóc sau đây được chia sẻ bởi chuyên gia của Phòng khám Mercy.
Chăm sóc tóc đúng cách và nhẹ nhàng
Bạn cần xem lại cách chăm sóc tóc của mình đã thực sự đúng hay chưa. Nếu chưa, hãy thay đổi ngay!
Hãy thực hiện chăm sóc tóc nhẹ nhàng hơn. Hạn chế buộc tóc quá chặt, khi gội đầu không nên vò tóc quá mạnh, sấy khô ngay sau khi gội, không để tóc trong tình trạng ẩm ướt quá lâu.
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh
Các mẹ bầu, kể cả có đang mắc chứng rụng tóc khi mang thai hay không đều phải có lối sống, chế độ ăn uống thực sự lành mạnh. Bởi lúc này, thứ bạn cần là một sức khỏe thật tốt để nuôi dưỡng em bé phát triển toàn diện. Hơn thế nữa là chuẩn bị cho cuộc vượt cạn đầy căng go sắp tới. Và khi bạn có một sức khỏe tốt, dinh dưỡng đầy đủ, chứng rụng tóc cũng sẽ được cải thiện nhiều hơn.
Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp và an toàn khi mang thai
Để hạn chế tình trạng rụng tóc khi mang thai, bạn nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc tóc lành tính, đến từ thiên nhiên. Tuyệt đối không nên lựa chọn các sản phẩm có chứa hóa chất, các thành phần đại kỵ với mẹ bầu như: Benzoyl Peroxide, Parabens, Phthalates,…

Lời khuyên và biện pháp phòng ngừa
Để không xảy ra tình trạng rụng tóc khi mang thai. Ngày từ đầu bạn hãy có những biện pháp phòng ngừa phù hợp như:
Lựa chọn kiểu tóc phù hợp để giảm thiểu tình trạng rụng tóc
Lựa chọn cho mình những kiểu tóc đơn giản. Hạn chế việc búi tóc, buộc tóc quá chặt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cắt tóc ngắn hơn để tiện cho việc chăm sóc. Và giúp hạn chế khả năng gây ra hiện tượng rụng tóc nhiều ở phụ nữ mang thai.
Một số kiểu tóc đơn giản dành cho mẹ bầu như:
- Kẹp càng cua
- Thả tóc
Sử dụng các phương pháp giảm stress hiệu quả
Stress không chỉ gây tăng sinh tế bào P trong cơ thể, gây ra hiện tượng rụng tóc. Hơn thế nữa, stress ở phụ nữ mang thai còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tâm sinh lý của em bé sau này.
Nếu như sự thay đổi khi mang thai khiến cho mẹ bầu cảm giác căng thẳng. Vậy thì hay sử dụng các phương pháp giảm stress ngay sau đây để hạn chế tình trạng này.
- Sử dụng dịch vụ massage bầu, gội đầu dưỡng sinh
- Đi du lịch ở những khu vực gần
- Thường xuyên đi hẹn hò, cafe với hội chị em bạn dì.
Ngoài ra, lúc này người thân trong gia đình, đặc biệt là người chồng cũng cần có sự quan tâm đặc biệt đến các mẹ bầu. Bởi lúc này chị em thường có xu hướng nhạy cảm hơn, dễ xúc động hay lo lắng thái quá về một vấn đề tưởng chừng như đơn giản.
Hạn chế việc sử dụng các sản phẩm hóa chất tóc có hại
Khi mang thai, mẹ bầu cũng nên kiêng các loại hóa chất độc hại. Như các loại thuốc nhuộm, uốn, duỗi, ép,… Bởi những thành phần trong các loại thuốc đó cực kỳ độc hại, không chỉ khiến cho tình trạng rụng tóc trở nên nặng nề hơn. Hơn thế nữa còn gây ra tác động cực xấu đến cả mẹ và bé.
Khi nào nên tham khảo ý kiến bác sĩ
Rụng tóc khi mang thai là hiện tượng mà mẹ bầu khó tránh khỏi. Nếu xuất phát từ các nguyên nhân sinh lý hoàn toàn bình thường, thì bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng những cách nêu trên.
Nhưng nếu tình trạng này ngày một trở nặng hơn, kèm theo các biểu hiện khác như cơ thể trở nên uể oải, mệt mỏi hơn. Lúc này, việc tham khảo ý kiến bác sĩ là điều các mẹ bầu nên làm.
Ngoài việc khám thai định kỳ, các mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa đề tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ. Từ đó sẽ tìm ra các phương án khắc phục phù hợp, điều trị kịp thời trước khi những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Như vậy, bài viết này đã giúp tháo gỡ thắc mắc chung của đa số các mẹ bầu về vấn đề rụng tóc khi mang thai. Nếu còn bất cứ thắc mắc, nhu cầu cần giải đáp nào, hãy liên hệ ngay với Phòng khám Mercy để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí. Hãy tiếp tục theo dõi website phongkhammercy.vn để cập nhật nhiều hơn nữa các kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp. Trân trọng!